17 C
Vietnam
spot_img
HomeCông NghệChuyển đổi số - Nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống ngân...

Chuyển đổi số – Nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang

được xác thực điện tử; 100% công chức chuyên môn nghiệp vụ được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kĩ năng số cơ bản.

Hai là, đối với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang: Phấn đấu 50% các nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng có thể thực hiện hoàn toàn trên môi trường số; 70% số lượng giao dịch của khách hàng được thực hiện thông qua các kênh số (kênh tiếp xúc giữa khách hàng với ngân hàng có kết nối mạng Internet); 60% ngân hàng trên địa bàn tỉnh có tỉ trọng doanh thu từ kênh số đạt trên 30%; 50% quyết định giải ngân của các NHTM đối với các khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân được thực hiện theo hướng số hóa, tự động; 70% hồ sơ công việc tại các ngân hàng được xử lí và lưu trữ trên môi trường số (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Các ngân hàng đã thường xuyên rà soát, đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, kĩ thuật, công nghệ, nhân lực để hoạt động thanh toán thông suốt, kịp thời, an toàn, bảo mật; rà soát, mở rộng, sắp xếp hợp lí mạng lưới máy giao dịch tự động (ATM/CDM), thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (POS/mPOS), điểm chấp nhận thanh toán di động QR-Pay. Ngân hàng cũng phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới và thông báo rộng rãi về mạng lưới này để người dân biết, thuận tiện trong tiếp cận, sử dụng dịch vụ TTKDTM. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người lao động để sẵn sàng triển khai xác thực khách hàng qua căn cước công dân có gắn chíp, triển khai MoC (Match on Card), dùng căn cước công dân có gắn chíp thay thế cho thẻ ATM do ngân hàng phát hành khi có văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo của từng hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đẩy mạnh kết nối ngân hàng – khách hàng để tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, từ đó phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, ngân hàng số cung cấp cho khách hàng, nhất là khách hàng cá nhân, khách hàng là các đơn vị hành chính, sự nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục, cung cấp dịch vụ thiết yếu (điện, nước, môi trường,…) và phục vụ an sinh xã hội.

Đến ngày 30/4/2023, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã cung cấp khoảng 650 nghìn tài khoản thanh toán cho khách hàng cá nhân (bình quân 1,13 tài khoản/người dân trưởng thành); phát triển mới mô hình ngân hàng số Agribank Digital; 90 ATM/CDM (tăng 12% so với đầu năm 2021); trên 500 thiết bị POS/mPOS (tăng 52% so với đầu năm 2021); trên 7.000 điểm thanh toán bằng QR-Pay (tăng 135% so với đầu năm 2021). Các ngân hàng đang cung cấp dịch vụ trả lương qua tài khoản cho hơn 800 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ nộp thuế qua tài khoản ngân hàng cho gần 2.000 doanh nghiệp, hợp tác xã (chiếm khoảng 90% số cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn). Công ty Điện lực Tuyên Quang, Công ty cổ phần Cấp thoát nước Tuyên Quang, các trường học ở khu vực đô thị đã phối hợp với các NHTM trên địa bàn tỉnh thu tiền điện, tiền nước, học phí. Các NHTM cũng đã kết nối cung cấp các dịch vụ thanh toán tiền khám, chữa bệnh bằng các phương thức TTKDTM như chuyển khoản, POS, QR Code tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện. 100% các huyện, thành phố thuộc địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện chi trả lương hưu qua ngân hàng cho các đối tượng thụ hưởng, từng bước triển khai việc chi trả trợ cấp xã hội qua ngân hàng.

Đồng thời, nhiều dịch vụ ngân hàng đã được thực hiện ngay trên điện thoại thông minh, máy tính… có kết nối Internet như: Mở tài khoản thanh toán, đóng tài khoản thanh toán, chuyển tiền, mở sổ tiền gửi tiết kiệm, gửi tiền tiết kiệm, vay tiêu dùng giá trị nhỏ, thanh toán giao dịch điện, nước, Internet, thuế, phí… Các ngân hàng có nhiều chính sách về giá, phí để kích thích, thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số như: Miễn toàn bộ phí giao dịch trên kênh ngân hàng số đối với khách hàng cá nhân, giảm phí đối với khách hàng tổ chức, ưu đãi về lãi suất tiền gửi đối với khách hàng gửi tiền có thời hạn trên kênh số. Các NHTM đều đã phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trên thiết bị thông minh (điện thoại, máy tính bảng, máy tính) để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Mỗi ngân hàng đều đứng trước áp lực “không làm sẽ phải đứng ngoài cuộc” nên phải luôn cung cấp, cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện đại hơn để đáp ứng thị hiếu khách hàng và hơn hết, khách hàng phải được thỏa mãn với những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại mà ngân hàng cung cấp. Không ngoài công cuộc chuyển đổi số, NHCSXH cũng thúc đẩy phát triển và truyền thông sản phẩm ngân hàng số VBSP Smart Banking để cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách.

Tiện ích cho người dân và doanh nghiệp

Theo lãnh đạo NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, phát triển ngân hàng số giúp ngân hàng tăng khả năng tiếp cận khách hàng, cắt giảm chi phí, tăng doanh thu, giúp ngành Ngân hàng phát triển sản phẩm nhanh hơn, dễ dàng hơn. Việc ngân hàng đầu tư mạnh vào công nghệ cũng nhằm tăng nguồn thu từ dịch vụ, từ đó giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng. Cùng với đó, những dịch vụ ngân hàng số mang lại những lợi ích không nhỏ cho khách hàng.

Theo các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, dịch vụ ngân hàng số đã giúp người dân, doanh nghiệp tiết kiệm được khá nhiều thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính như nộp thuế, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ… Ngân hàng số đã giúp khách hàng có thể ngồi bất cứ đâu để thực hiện nghĩa vụ nộp tiền, trả tiền. Cùng với đó, ngân hàng số đã giúp cho việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được thực hiện 24/7, góp phần tiết giảm nhiều thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, cho người dân trong giao dịch hằng ngày.

Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số chính là chìa khóa để phát triển các dịch vụ ngân hàng cũng như tiếp tục đạt được những bước tiến lớn trong thúc đẩy TTKDTM. Các giải pháp kĩ thuật, công nghệ mới như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (Machine Learning), dữ liệu lớn (Big Data)… đã được ứng dụng phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại, thân thiện mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như QR-Pay, dịch vụ ngân hàng trực tuyến xác thực bằng eKYC… Thông qua các dịch vụ ngân hàng số, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện đơn giản hóa quy trình, thủ tục giải ngân, cho vay.

Chuyển đổi số đã thành “mệnh lệnh chiến lược” của các ngân hàng

Xác định tầm quan trọng của chuyển đổi số trong công cuộc xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững, hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang đã và sẽ tiếp tục tập trung triển khai các kế hoạch chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kĩ thuật, công nghệ số, phát triển dịch vụ ngân hàng số, kết nối liền mạch hệ sinh thái số tập trung vào giá trị của khách hàng, khai thác dữ liệu quốc gia về dân cư tích hợp với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Để thúc đẩy phát triển ngân hàng số và thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cần tiếp tục làm tốt công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến sâu rộng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế. Đồng thời, xây dựng, củng cố cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, bảo đảm hoạt động thanh toán chính xác, kịp thời, thông suốt và an toàn theo quy định. Các NHTM, NHCSXH tỉnh Tuyên Quang sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để chuyển đổi số như sau:

Một là, triển khai chuyển đổi số một cách tổng thể, bảo đảm hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực; có trọng tâm, trọng điểm; phân định rõ ứng dụng công nghệ và trung gian tài chính. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, phát triển các hạ tầng dùng chung của ngành như hạ tầng thanh toán, hạ tầng thông tin tín dụng để làm hạt nhân và theo kịp được nhu cầu phát triển của các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán. Đẩy mạnh kết nối, liên kết giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng với các ngành, lĩnh vực khác nhằm mang lợi ích tổng thể cho người dân, doanh nghiệp và hài hòa với lợi ích, mục tiêu phát triển của ngân hàng.

Hai là, các NHTM, NHCSXH cần tích cực thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng tích hợp đa kênh, đổi mới công nghệ tài chính, tích cực ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0 vào hoạt động kinh doanh ngân hàng như AI, Big Data… hướng đến xây dựng hệ sinh thái toàn diện cho ngân hàng.

Ba là, nhân lực số là chìa khóa quan trọng trong chuyển đổi số, các ngân hàng cần quan tâm hơn nữa tới công tác đào đạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ; tăng cường kỉ cương, kỉ luật và đạo đức nghề nghiệp để phát huy cao nhất năng lực, trí tuệ của người lao động ngành Ngân hàng.

Bốn là, chú trọng bảo đảm an ninh, an toàn, bao gồm an ninh, an toàn hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, bảo mật thông tin khách hàng; cơ sở dữ liệu, thông tin dữ liệu, kết nối theo chuẩn; tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát; phân tích dữ liệu để bảo đảm an ninh, an toàn cho toàn bộ hệ thống, cũng như phòng, chống tội phạm, rửa tiền.

Năm là, tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng đến người dân, doanh nghiệp, đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân về sử dụng các dịch vụ ngân hàng trên kênh số một cách an toàn, tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro trên môi trường điện tử. Chuyển đổi số chỉ thực sự thành công khi mỗi một người dân, doanh nghiệp hiểu, tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.

Có thể khẳng định, chuyển đổi số đang mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho ngành Ngân hàng; giúp ngân hàng chuyển đổi mô hình hoạt động, ứng dụng công nghệ hiện đại và số hóa vào quy trình nghiệp vụ theo hướng tự động, thông minh trên nền tảng số; khai thác dữ liệu hiệu quả để gia tăng trải nghiệm và gắn kết khách hàng. Chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu, là mệnh lệnh chiến lược để các ngân hàng vượt lên thách thức, tạo lợi thế cạnh tranh, chủ động thích ứng và phát triển bền vững.
 

Bài Viết Mới Nhất

Đáng Xem

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here