Bối cảnh kinh tế nhiều biến động, chỉ số xuất khẩu và sản xuất công nghiệp trong nước giảm… nhiều doanh nghiệp ưu tiên việc tối ưu hóa chi phí.
Anh Ngọc Kỳ, chủ một công ty may mặc tại Nam Định cho biết, số lượng đơn hàng tính đến hết tháng 4/2023 của doanh nghiệp anh giảm mạnh so với thời điểm cuối năm ngoái và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Hàng tồn kho quá vụ buộc phải giảm giá xuống dưới giá vốn nhưng vẫn khó tiêu thụ được khi người mua hàng ở các nước như châu Âu, Mỹ đã “thắt lưng buộc bụng”.
Kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm khô, chị Phương Anh chia sẻ: “Công ty tôi may mắn duy trì được lượng đơn hàng cơ bản ổn định và có thể kéo dài tới ít nhất là hết quý II. Tuy nhiên, chi phí đầu vào đã tăng lên 8% so với thông thường, do vậy, cần phải cân đối các loại chi phí để giữ giá đầu ra ổn định, giữ chân khách hàng”.
Ở mảng bán lẻ công nghệ, giá smartphone đã hạ nhiệt nhưng mức thu nhập, chi tiêu khách hàng cũng giảm nhiều khiến doanh số nhóm sản phẩm này không được như kỳ vọng. Doanh thu nhiều ngành hàng công nghệ sụt giảm còn 60% so với các tháng cuối năm. Đại diện một số chuỗi di động cho biết, các biện pháp cắt giảm chi phí được ưu tiên.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kinh tế – xã hội ba tháng đầu năm 2023 diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều biến động. Lạm phát toàn cầu dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, kinh tế thế giới phục hồi chậm, nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn suy giảm. Điều này khiến nền kinh tế và doanh nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Dự báo kinh tế Việt Nam vẫn khó khăn trong quý II. Để tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5%, trong 9 tháng còn lại của năm 2023, kinh tế cả nước cần tăng khoảng 7,5%. Đây là mức tăng tương đối áp lực, tuy nhiên, kịch bản tích cực vẫn được đề cập. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa điều chỉnh dự báo tăng trưởng cho Việt Nam theo hướng tốt hơn dựa trên sự chuyển hướng thương mại và nhiều khoản đầu tư đang được chuyển sang Việt Nam. Song song, tiêu dùng nội địa ổn định, các ngành dịch vụ phát triển và chi tiêu đầu tư công gia tăng sẽ hỗ trợ cho kinh tế năm nay.
Nhiều doanh nghiệp cho biết, khi đơn hàng giảm cả về số lượng và giá trị thì việc tối ưu chi phí là bắt buộc. Chị Phương Anh cho biết, doanh nghiệp của chị thực hiện tiết giảm chi phí từ những hoạt động cơ bản nhất như giao dịch ngân hàng.
“Từ cuối năm ngoái, doanh nghiệp tôi sử dụng gói tài khoản M-smart của MSB do được miễn phí chuyển tiền online trong nước và quốc tế, miễn phí đăng ký và giao dịch thu hộ thuế điện tử, hóa đơn điện nước… Khi phát sinh giao dịch online hàng tháng, doanh nghiệp được nhận thêm các ưu đãi hoàn tiền lên đến 2 triệu đồng/tháng/1 khách hàng trong 6 tháng liên tiếp phát sinh giao dịch”, chị nói.
Trong khi đó, với đặc thù là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, anh Ngọc Kỳ đã đăng ký gói M-smart Plus để hưởng combo phí chuyển tiền quốc tế online và tại quầy không giới hạn với mức phí chỉ 3 triệu đồng một tháng kèm lãi suất 0,5% trên số dư tài khoản thanh toán.
“Tối ưu chi phí không chỉ là tiết kiệm, mà cần gia tăng lợi ích từ chính dòng tiền dư ngắn hạn trong tài khoản”, anh Kỳ chia sẻ.
Đại diện MSB cho biết, M-smart Plus cũng được áp dụng với doanh nghiệp có nguồn thu ứng trước, doanh nghiệp có tần suất giao dịch lớn. Khách hàng sử dụng gói này sẽ nhận ưu đãi đến 60 điểm so với tỷ giá niêm yết khi mua bán ngoại tệ online. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được giảm 30% phí tài trợ thương mại khi đăng ký sản phẩm tín dụng Easy Trade với hạn mức cấp tín chấp tới 200 tỷ đồng, phê duyệt, giải ngân, bảo lãnh, mở LC, đi tiền quốc tế có thể thực hiện hoàn toàn online.
“Những sản phẩm tín dụng cũng như phi tín dụng mà ngân hàng cung cấp là trợ lực để doanh nghiệp vượt biến động thị trường, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững và vươn tầm mạnh mẽ trong tương lai”, đại diện MSB cho biết.
Ngoài ra, với một số nhóm doanh nghiệp, chi phí logistics ở mức cao cũng là thách thức. Những doanh nghiệp này đã linh hoạt chuyển đổi nhiều phương thức để tiết giảm chi phí như vận chuyển đường thủy thay cho đường bộ với cung giao hàng nội địa; thay đổi điều kiện bán hàng, mua hàng sang giá CIF thay vì FOB nhằm chủ động hơn trong việc sử dụng các lịch vận chuyển phù hợp; thỏa thuận với các hãng vận chuyển cho phép áp dụng chính sách ‘swap container’ (mô hình sử dụng hiệu quả container) hàng xuất – nhập nhằm giảm thiểu chi phí vận tải…
Với ngành sản xuất xi măng, năng lượng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất. Để giảm việc sử dụng điện không hiệu quả, nhiều công ty thực hiện quy trình thu hồi nhiệt từ quá trình sản xuất clinker; thiết kế, viết chương trình điều khiển hệ thống van xả nước tự động cho các bình tích áp trạm nén khí; chỉnh sửa chương trình lọc bụi túi đóng mở các khoang hợp lý để tiết kiệm…
Trước đó, hồi tháng 4, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết trong đó có đề cập một số chính sách hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp như tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất; hỗ trợ giảm chi phí nguyên liệu, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp; tháo gỡ khó khăn về quản lý chi phí, định mức xây dựng cho doanh nghiệp; nghiên cứu đề xuất sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện… Đây là những động thái tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo động lực cho doanh nghiệp tối ưu nguồn lực để vượt biến động thị trường.
>> Đăng ký tài khoản doanh nghiệp MSB M-Smart tại Nganhang.org.vn tại đây