Động thái này đã khiến đồng Ruble ghi nhận mức tăng lớn nhất trong một ngày kể từ tháng 9 năm 1998, nhưng với mức chênh lệch bid-ask rất lớn, có lẽ mức giá đó chỉ mang tính tham khảo. Thị trường nước ngoài là nơi duy nhất để giao dịch đồng tiền Nga sau khi Sở giao dịch Moscow tạm ngừng giao dịch trên tất cả các thị trường.
Cristian Maggio, trưởng bộ phận chiến lược danh mục đầu tư tại TD Securities, cho biết: “Rất ít giao dịch, nếu có, được thực hiện. Đồng Ruble đã bước vào chế độ khủng hoảng vài tuần trước, vì vậy nó hoạt động khác với một đồng tiền bình thường. Những biến động hàng chục điểm phần trăm không thực sự đáng ngạc nhiên.”
Đồng tiền này đã tăng 4.6% ở mức 132.8535 so với đồng USD vào lúc 8:06 sáng tại London. Dữ liệu cho thấy mức chênh lệch biad-ask so với giá ask trên cặp Dollar-Ruble đã tăng lên 9.05% từ mức 4.46% vào cuối tuần trước.
Các bộ trưởng EU đang thảo luận về việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để bao gồm các hạn chế đối với nhập khẩu dầu và sản phẩm dầu mỏ. Nhưng một số quốc gia, bao gồm cả Đức, phản đối động thái này, trong khi các quốc gia thành viên bao gồm Ba Lan đang thúc đẩy khối nhắm mục tiêu vào nhiên liệu hóa thạch.
Tính thanh khoản của đồng Ruble đã giảm sau khi Mỹ và các đồng minh tung ra một làn sóng trừng phạt đối với Nga vì cuộc xâm lược Ukraine. Chính quyền Biden đang xem xét liệu có nên cấm nhập khẩu dầu của Nga mà không có sự tham gia của các đồng minh ở châu Âu.